Lễ chùa đầu năm

Như một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam, mùng 1 đầu năm nhiều gia đình thường đi lễ chùa cầu chúc một năm mới an lành, hạnh phúc. Ngay từ sáng sớm, các ngôi chùa ở Hà Nội: phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, chùa Hà,… đã rất nhộn nhịp những người đến cầu may. Du lịch ghép xin chia sẻ cho các bạn một số chùa quanh Hà Nội.

 

  1. Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, được xây dựng từ thời tiền Lý Nam Đế. Nằm trên một hòn đảo của Hồ Tây, qua một con đường với hai hàng cau đối xứng dẫn vào cổng, chùa Trấn Quốc tách biệt với cuộc sống ồn ã bên ngoài. Đến đây, du khách cảm nhận được sự trong lành và thư thái trong tâm hồn.

Đến với chùa Trấn Quốc, ngoài dâng hương lễ Phật cầu an, du khách còn có dịp tìm hiểu thêm về lịch sử đất nước và tự hào về một danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

  1. Quốc Tử Giám

Người dân Việt Nam quan niệm xin chữ đầu năm thể hiện sự trọng tri thức và cầu cho một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà. Văn Miếu Quốc Tử Giám từ những ngày đầu xuân đã nướm nượp người đến, chủ yếu là học sinh và sinh viên đến xin chữ cầu mong sự nghiệp học hành trong năm mới được thuận lợi.

 

  1. Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ là nơi linh thiêng nhất trong các chùa ở Hà Nội. Không những người dân ở Hà Nội mà các du khách ở khắp nơi khi đến Hà Nội đều muốn được ghé qua phủ Tây Hồ đề cầu may mắn. Phủ Hồ Tây thờ Bà Chúa Liễu Hạnh – một người đàn bà tài hoa, giỏi thơ ca, đức độ nên được người dân tôn làm Thánh Mẫu ( Thánh Mẹ). Sau thời khắc giao thừa, khách về đây rất đông để cầu phúc và tài lộc cho năm mới. Đến đây du khách sẽ được cảm nhận không khí trong lành, phảng phất mùi trầm hương và sen khiến tâm hồn như tĩnh lặng và thoải mái hơn.

  1. Chùa Hương

Lễ hội chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, gồm 2 phần: phần “lễ” và phần “hội”. Phần lễ thực hiện rất đơn giản, nghiêng về chất “thiền”. Lễ dâng hương được thực hiện trong Chùa Trong bao gồm: hương, nến, hoa quả và đồ ăn chay. Phần hội bao gồm các trò chơi dân gian rất thú vị: bơi thuyền, võ thuật, múa rồng,…

Nét độc đáo của chùa Hương là du khách được ngồi thuyền để ngắm cảnh sông nước hữu tình, thơ mộng. Quý khách có thể đi bộ hoặc cáp treo để tới động Hương Tích, nếu đi cáp treo thì vé 2 chiều là 140.000 vnđ. Trẩy hội Chùa Hương không chỉ là đi lễ Phật mà du khách còn được thưởng thức những cảnh đẹp bao la của sông nước, hùng vĩ của núi rừng, huyền bí của hang động cùng nhiều đặc sản núi rừng.

 

  1. Chùa Hà- cầu duyên

Nếu như những người trung niên thường đến các ngôi chùa khác để cầu sự bình an, may mắn cho năm mới thì chùa Hà được nhiều bạn trẻ quan tâm với một cái tên khác: Chùa cầu Duyên. Chùa Hà có tiếng thiêng, đến cầu tình được tình nên ai chưa có người yêu cũng muốn được đến một lần để cầu mong sự may mắn cho đường tình duyên của mình.

Xem thêm: đi xe tuk tuk khi du lịch Thái Lan: http://dulichkhampha.org/kham-pha-viet-nam/di-xe-tuk-tuk-khi-du-lich-thai-lan/

Nguồn: dulichghep.vn