Bí ẩn chùa Linh Phước Đà Lạt
Chùa Linh Phước tọa lạc trên một khu đất nằm bên phải quốc lộ 20 – đường từ Đà Lạt đi Cầu Đất, thuộc địa bàn Trại Mát, phường 11. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1949 và hoàn thành vào năm 1952 do phật tử địa phương phát tâm đóng góp. Điều ngỡ ngàng hơn nữa mà chính sư trụ chì chùa cũng không lý giải được khi cứ động trời là nóc chùa và các tượng phật lại phát ra hào quang. Cùng du lịch khám phá tìm hiểu bí ẩn ngôi chùa này bạn nhé.
Công trình đầu tiên gây được ấn tượng với khách hành hương là Long Hoa Viên, tạc hình con rồng uốn lượn dài tới 49m quanh tượng đài Phật Di Lặc. Vây rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, bên cạnh thân rồng có hồ nước và hòn giả sơn, có tượng Phật Di Lặc ngự trên đỉnh.Điều tạo nên sự khác biết của chùa Linh Phước đó chính là các công trình trong khuôn viên của chùa đều được khảm các mảnh sành, sứ, mảnh chai bên ngoài. Chính bởi sự khác biệt này nên chùa còn có tên gọi khác là chùa ve chai, hay chùa miểng chai. Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam.
Đến với Chùa Linh Phước, ngoài việc dâng hương lễ Phật, du khách còn được thưởng ngoạn những kiến trúc được xây dựng công phu. Trước hết phải kể đến chánh điện và Tiền đàn bảo tháp, một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: chánh điện dài 33m, rộng 22m, Tiền đàn bảo tháp cao 27m được chạm trổ hình rồng. Lầu 1 có gian thờ 108 tượng “Thiên thủ thiên nhãn”. Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9m kể cả tòa sen, được làm bằng bê tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng, phía ngoài là bức phù điêu cảnh Bồ Đề Thọ rất sống động. Hiện Đà Lạt đang có rất nhiều công trình độc đáo bị bỏ hoang. Điển hình là những biệt thự Đà Lạt bị bỏ hoang đang ngày càng nhiều.
Dọc hai bên chính điện là hai hàng cột rồng khảm mảnh sành tương tự như phong cách khảm tại các lăng mộ vua nhà Nguyễn. Bên trên hai hàng cột ấy là những bức phù điêu khảm sành mô tả lịch sử Đức Phật Thích Ca từ giáng sinh đến nhập niết bàn. Hai bên vách chánh điện từ ngoài thẳng vào trong phần dưới khảm chai đà trông giống như đóng lam-ri bằng cây trúc.
Phía trên điêu khắc những bức tranh về những điển tích kinh A-di-đà, Quán Vô Lượng Thọ và kinh Pháp Hoa. Phía sau Tổ đường thờ Tổ Bồ đề đạt ma, bức phù điêu Thập bát La Hán và Thập mục Ngưu đồ, tất cả đều có vẻ đẹp hoành tráng làm du khách phải kinh ngạc.
Điểm danh những làng hoa đẹp Đà Lạt
Trước Long Hoa Viên là tòa Linh tháp 7 tầng, cao 37m (được xem là tháp chuông cao nhất Việt Nam) đây là nơi thờ các tôn tượng Phật quý và cũng là bảo tàng viện. Lầu 1 còn có Đại hồng chung (đúc vào cuối năm Kỷ Mão 1999), đang được xem là chiếc chuông lớn nhất Việt Nam. Chuông cao 4,3m, đường kính 2,3m và nặng tới 8,5 tấn.
Việc đúc chuông có sự đóng góp vật lực, tài lực của phật tử, du khách từ Bắc chí Nam, trong nước và ngoài nước.. Một nhóm nghệ nhân Huế đã có 3 đời đúc chông được mời đến đã dành ra hơn một năm để tạo khuôn, đúc và chạm khắc những hình ảnh trên chuông, bao gồm các ngôi chùa nổi tiếng của nước ta, tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, các thắng cảnh…
Toàn bộ ngôi Tháp trang trí rồng phượng hoa văn điển tích tứ thời, tứ quý, bát âm, bát bửu … từ mái đến vách trong ngoài lan can, cột cửa đều khảm sành rất công phu. Nhà chùa đã mua hàng trăm tấn miểng sành sứ từ Bát Tràng Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Song Bé, Bình Dương về tôn tạo chùa và bảo tháp.
Tham khảo các tour Đà Lạt giá rẻ tại đây: http://dulichkhatvongviet.com/du-lich-trong-nuoc/du-lich-da-lat/
Trước sân chùa còn có Bảo đài Quan Thế âm Bồ Tát tạo dáng rất hài hòa cân đối. Sau đài Quan Âm là bãi đậu xe rộng rãi cho khách hành hương về tham quan lễ bái. Bên phải chùa là khu vực nội viện. Ngôi nhà tăng là nơi sinh hoạt của chư tăng. Nhà tăng gồm 3 tầng, trên cùng là Tịnh Đường và ao sen bán nguyệt. Tầng giữa và tầng trệt là các phòng cho tăng chúng. Chính giữa nhà là phòng khách lớn và thư viện của chùa. Trước sân nhà tăng là tháp mộ của Hòa Thượng Thượng Quang hạ Lý và hoa viên tươi mát cùng bức phù điêu sơn thủy sống động.