Khám phá thư viện nổi tiếng thế giới
Nếu dừng chân khi du lịch trên thế giới tại các quốc gia nổi tiếng như San Francisco, Mỹ ;Paris, Pháp hay London, Anh Quốc bạn không nên bỏ qua những thư viện nổi tiếng nhất thế giới,đặc biệt đối với những người yêu sách muốn có một không gian đặc biệt nhất.
Ra đời gần 60 năm trước, City Lights Books của Lawrence Ferlinghetti vẫn là một trong số những hiệu sách lớn nhất thế giới. Đã từng là điểm gặp gỡ của các biểu tượng văn học Mỹ như nhà văn Jack Kerouac hay Allen Ginsberg, ngày nay, hiệu sách vẫn là trung tâm văn hoá của thành phố San Francisco sôi động. Toàn bộ cửa hiệu có 3 tầng sách cỡ lớn, bao gồm sách được xuất bản bởi City Lights, các phòng đọc truyện và tổ chức sự kiện hàng tuần.
Librería El Ateneo Grand Splendid Books (Buenos Aires, Argentina)
Đúng như cái tên của nó, Librería El Ateneo Grand Splendid là một trong những hiệu sách vĩ đại nhất tại thủ đô Buenos Aires. Hiệu sách chiếm dụng không gian một nhà hát từ thập niên 20 và giữ lại phần nội thất lộng lẫy của các khán phòng, giữ nguyên các ban công, những trần nhà được sơn vẽ, nhiều tác phẩm điêu khắc tỉ mỉ và bức màn sân khấu đỏ thẫm.. Xây dựng trên nền của một rạp chiếu phim những năm 1920 ở trung tâm Buenos Aires, El Ateneo vẫn lưu giữ lại những đồ vật mà khán giả thời điểm đó đã bỏ quên.
Livaria Lello (Porto, Bồ Đào Nha)
Hiệu sách lớn tầm cỡ thế giới này được mở cửa từ năm 1906 tại thành phố Porto. Không gian của nó là một ví dụ điển hình cho trường phái kiến trúc tân gothic lộng lẫy với lối bài trí cầu kỳ, số lượng khổng lồ các đầu sách, nhiều bức tranh lớn vẽ các nhà thơ nhà văn nổi tiếng của Bồ Đào Nha.
Các nhân viên của hiệu sách sẽ chuyên chở hàng bằng xe kéo tay trên một lối đi, bắt đầu từ cổng tới chiếc cầu thang đỏ rực rỡ, uốn lượn lên tầng hai của Livaria Lello. Hiệu sách có cả một quán cà phê nhỏ trên gác, bên dưới là những tấm cửa sổ trần được làm bằng kính màu.
Shakespeare & Company Books (Paris, Pháp)
Các nhà thơ Mỹ thuộc thế hệ Beat (một trào lưu văn hóa Mỹ nổi lên trong những thập kỷ 50 – 60 của thế kỷ trước – PV) đã tới đây để ngồi hút những điếu xì gà và bàn luận văn thơ khi họ tới châu Âu. Dĩ nhiên, họ tới hiệu sách Shakespeare &Company – nằm tại khu phố Latinh của Paris.
Năm 1951, một người Mỹ lập dị ham mê sách tên là George Whitman đã mở cửa hiệu và nhanh chóng thu hút công chúng. Nơi đây có những kệ sách đựợc bao bọc cẩn thận, những poster chép thơ, những xà dầm bằng gỗ… Vì thế, dù nhiều sáng tạo của Shakespeare & Company còn chút hỗn độn, nó vẫn là điểm đến hàng đầu trong chuyến du lịch hay những buổi tán gẫu của những nhân vật thuộc giới trí thức bờ phía Nam dòng sông Seine.
Daunt Books (London, Anh quốc)
Đến du lịch Anh quốc,London là giấc mơ đầy quyến rũ của những người thích khám phá, vì thế, những đầu sách du lịch chất lượng cao luôn có lượng tiêu thụ rất lớn. Cửa hàng sách Daunt Books, với vô số những bản hướng dẫn và bản đồ, những sách tiểu sử hay tiểu thuyết…được sắp xếp theo từng quốc gia thực sự hấp dẫn cả du khách lẫn người bản xứ.
Daunt Books vốn là một hiệu sách từ thời vua Edward với những hành lang dài bằng gỗ sồi và nhiều ô cửa sổ áp mái thanh nhã. Với 5 chi nhánh trong thành phố, Daunt Books chuyên về sách du lịch, tiểu thuyết và phi tiếu thuyết, sách lịch sử, tất cả được sắp xếp theo tên quốc gia