Các lễ hội Sapa mùa du lịch cuối năm
Đến Sapa vào mùa du lịch cuối năm, bạn có cơ hội tham gia những lễ hội độc đáo của đồng bào nơi đây. Mỗi lễ hội đặc trưng cho nét văn hóa của từng dân tộc thiểu số, lạ và vô cùng thú vị.
Các lễ hội tại Sapa luôn thu hút được lượng khách du lịch trong và ngoài nước hàng năm, đặc biệt là đối với du khách nước ngoài, nếu bạn muốn tham khảo thêm 1 số chương trình du lịch vào thời điểm các lễ hội này bạn có thể tham khảo các tour du lịch Sapa của công ty Du lịch Khát Vọng Việt.
1. Lễ Tết nhảy
Tết nhảy là lễ hội quan trọng và được chuẩn bị khá công phu của người Dao ở Tả Van, thường được tổ chức vào ngày mùng 1 hoặc mùng 2 Tết âm lịch. Nội dung chính của buổi lễ là cầu mong “Người yên vật thịnh”, “Uống nước nhớ nguồn”. Các hoạt động tế lễ trong Lễ Tết nhảy vô cùng đặc sắc với 14 điệu nhảy múa của một số nam thanh niên được chọn, hay những nghi lễ độc đáo do thầy cúng thực hiện…
2. Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy:
Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch, người Giáy ở Tả Van (huyện SaPa) lại mở hội Roóng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa. Trong Hội Roóng poọc ngoài những nghi lễ độc đáo còn diễn ra các trò chơi, nhảy múa và biểu diễn dàn nhạc trống chiêng, kèn pí lè rất sôi nổi.
3. Lễ hội “Nào Cống”
Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, người Dao, người Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ ở bản Tả Van làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình cử một người đại diện (có thể là chồng hoặc vợ), không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ Nào Cống cầu mong các thần phù hộ người yên vật thịnh, mùa màng bội thu. Ngoài ra, trong lễ hội, những người đứng đầu sẽ công bố những bản quy ước chung và kết thúc bằng buổi ăn uống vui vẻ.
4. Lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng”
Cùng du lịch khám phá về lễ hội của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa) mang ý nghĩa giáo dục cao với dân làng, phòng chống nạn phá rừng. Hiện nay, chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa mầu, người Dao mới tổ chức lễ “Nhặn Sồng”. Trong buổi lễ, “Chẩu chiếu” – người đứng đầu trông coi rừng do dân làng bầu ra đứng lên công bố những điều luật ngăn chăn nạn phá rừng, trừng phạt những ai vi phạm. Sau khi được dân làng thảo luận sẽ được Chẩu chiếu tổng hợp thành quy ước riêng của làng, mọi người tự giác tuân theo.
Người Mông ở Séo Mí Tỷ, ở Dền Thàng Tả Van cũng như ở Lao Chải, Hầu Thào, trước đây đều tổ chức lễ ăn ước tương tự gọi là lễ “Nào Sồng”, ngày cúng thường là ngày Thìn của tháng giêng. Nội dung quy ước của lễ “Nào Sồng” có sự mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn làng người Dao. Bên cạnh việc bảo vệ rừng, chống thả rông gia súc, quy ước còn đề cập đến các vấn đề phòng chống trộm cắp, bảo vệ mùa màng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau..
5. Lễ quét làng của người Xá Phó
Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết. Trong lễ quét làng, mọi người góp lợn, gà, dê, chó, gạo… để làm mâm cúng các loài ma (theo quan niệm của người Xá Phó), thầy cúng làm lễ, cùng dân làng vẽ mặt nhảy múa cầu mong bình yên. Cuối buổi lễ, mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ. Các thức ăn cúng ma đều phải ăn hết không được mang vào trong làng.
>> Xem thêm về cẩm nang du lịch sapa để tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác.
6. Hội Gầu Tào của người Mông
Hội Gầu Tào là lễ hội quan trọng của người Mông. Lễ hội mở ra nhằm một trong hai mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh. Một gia chủ nào đó không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ làm lễ nhờ thầy cúng bói xin cho mở hội Gầu Tào nhằm cầu mong có con – đó là hội cầu phúc. Một gia chủ khác nếu thường ốm đau bệnh tệt, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết, mùa màng, vật nuôi lụi dần, cũng nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu Tào – đó là hội cầu mệnh. Lễ hội cũng thường được tổ chức dịp đầu năm.
7. Lễ hội Xuống đồng Sa Pa – Lào Cai
Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Dao xã Bản Hồ- Sa Pa (Lào Cai) khai hội sáng ngày mồng 8 Tết hàng năm. Phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước rồi đến lễ cúng giao linh với thần linh. Phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao.
Nhưng nổi bật nhất, vui nhất, nhiều người tham gia nhất là những màn xoè, khi tiếng kèn trống vang lên các cô gái Tày mở đầu màn xoè với những động tác xoè duyên dáng, điệu nghệ mời mọi người tham gia, vòng xoè cứ rộng mãi đi đều trong tiếng kèn, tiếng trống dập dìu. Khi các màn xoè kết thúc mọi người lại đổ tới khu chơi trò chơi. Các trò chơi ở đây đa số là trò chơi dân gian như ném còn, đẩy gậy, kéo co, đánh quay, đánh bóng, bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ…
Đến sapa du lịch không chỉ thưởng thức danh thắng, đặc sản mà còn khám phá về nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi này. Với tour du lịch sapa 2 ngày 1 đêm giá rẻ tại đây bạn cũng có thể làm được điều đó.